Tư vấn cấp Giấy chứng nhận ATTP do Bộ Y tế quản lý

 

Tư vấn cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do Bộ Y Tế quản lý

 

Cơ sở pháp lý

 

- Luật An toàn thực phẩm số: 55/2010/QH12;

- Nghị định số: 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;

- Thông tư số 26/2012/TT-BYT ngày ngày 30 tháng 11 năm 2012 do Bộ Y tế  ban hành quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.

 

Căn cứ theo Thông tư số 26/2012/TT-BYT ngày ngày 30 tháng 11 năm 2012 do Bộ Y tế  ban hành, Luật Khánh Dương triển khai việc tư vấn xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ Y tế quản lý, An toàn thực phẩm do Bộ Y tế quản lý được phân cấp thẩm quyền quản lý và cấp phép như sau:

 

Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy chứng nhận

 

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng như: Sâm và các sản phẩm được chế biến, chiết suất từ nhân sâm; yến và các sản phẩm được chế biến từ yến sào; trà giảm cân, trà thảo mộc, thực phẩm tăng cường vitamin hoặc khoáng chất…

- Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm: phụ gia dòn giai, phụ gia bảo quản, phụ gia làm giò chả, phụ gia chế biến bún, phở, phụ gia chế biến nước mắm, nước tương, tương ớt; hương liệu thực phẩm: hương liệu tạo độ mặn, độ ngọt…

- Dụng cụ chứa đứng thực phẩm, bao gói thực phẩm thuộc thẩm quyền Bộ Y tế: màng bọc thực phẩm, bao bì đựng thực phẩm, hộp đựng thực phẩm…

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm khác khi có nhu cầu đặc biệt (yêu cầu của nước nhập khẩu sản phẩm của cơ sở).

 

Chi Cục An toàn thực phẩm của Tỉnh/Thành trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai.

- Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành y tế trên địa bàn.

- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (công ty).

 

UBND quận huyện:

- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (hộ kinh doanh).

 

Đối tượng không thuộc đối tượng cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

 

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai và bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y Tế bao gồm:

- Cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng ban đầu nhỏ lẻ.

- Cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ không có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt.

- Cơ sở bán hàng rong.

- Cơ sở kinh doanh bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt.

- Cơ sở kinh doanh bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

 

Giải thích thuật ngữ liên quan

 

1. Cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ là cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác các nguyên liệu thực phẩm ở quy mô hộ gia đình, hộ cá thể.

2. Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ là cơ sở kinh doanh thực phẩm ở quy mô hộ gia đình, hộ cá thể có hoặc không có giấy đăng ký kinh doanh thực phẩm.

3. Cơ sở bán hàng rong là cơ sở kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín cơ động trên đường phố (không có địa điểm cố định).

 

Quy trình thực hiện dịch vụ của Luật Khánh Dương về xin Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do Bộ Y tế quản lý

 

1. Tư vấn các quy định của pháp luật liên quan về xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do Bộ Y tế quản lý.

2. Tư vấn về thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do Bộ Y tế quản lý.

3. Tư vấn về hồ sơ, tài liệu cần cung cấp liên quan.

4. Khảo sát và hướng dẫn chuẩn bị tại cơ sở về việc sắp xếp quy trình theo nguyên tắc một chiều, dụng cụ, trang thiết bị dùng để chế biến, chứa đựng thực phẩm, các điều kiện về cơ sở vật chất của cơ sở: tường, trần, nền, hệ thống thống gió, hệ thống đi chất thải, kho bãi…

5. Tư vấn và cùng doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hành chính về: Sổ lưu mẫu, sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi chế biến, sổ quản lý sức khoẻ nhân viên…

6. Sắp xếp lớp học tập huấn kiến thức VSATTP và cấp chứng chỉ.

7. Tư vấn, hướng dẫn việc khám sức khỏe.

8. Các luật sư và chuyên viên của chúng tôi sẽ soạn thảo, cùng khách hàng hoàn thiện hồ sơ, tài liệu về việc xin Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (Đơn đề nghị, sơ đồ mặt bằng cơ sở, bản mô tả quy trình chế biến, cam kết đảm bảo ATVSTP…).

9. Đại diện cho khách hàng nộp, theo dõi hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại các cơ quan có thẩm quyền của Bộ Y tế: Cục An toàn thực phẩm, Chi cục ATVSTP, quận, huyện, xãvà xử lý các vấn đề phát sinh nếu có.

10. Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp đoàn thẩm định.

11. Nhận kết quả là Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và bàn giao cho khách hàng.

12. Khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy phép (nếu có).

 

Khách hàng cần cung cấp

 

1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp (sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm).

2. Thẻ tập huấn, giấy khám sức khỏe của chủ doanh nghiệp, quản lý và nhân viên. Nếu chưa có thẻ hoặc thẻ tập huấn hết hạn, Luật Khánh Dương sẽ hỗ trợ đăng ký tập huấn và cấp thẻ.

 

Hiệu lực Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do Bộ Y tế cấp: 03 năm kể từ ngày cấp.

 

Thời gian cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Trong thời hạn từ 20 - 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

 

Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Khánh Dương để được hỗ trợ tư vấn

 

 

Bài đăng khác:

Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do Bộ Y tế quản lý

Tư vấn cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do Bộ Công Thương quản lý

Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP Bộ Công Thương quản lý

Tư vấn cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do Bộ Nông Nghiệp quản lý

 

 


Map
Hotline
0986 708 677